Lợi ích của yến sào đối với sức khoẻ con người

Yến sào không chỉ ngon mà còn chứa nhiều vi chất thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp. Sản phẩm mang lại lợi ích cho nhiều nhóm tuổi. Nghiên cứu cho thấy yến sào chứa 18 axit amin, 31 nguyên tố vi và đa lượng, cùng các dưỡng chất quan trọng khác. HVnest sẽ cung cấp thêm thông tin về lợi ích của yến sào trong bài viết sau.

Lợi ích của yến sào đối với sức khoẻ

Giúp da trẻ đẹp

  • Không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn yến sào như sản phẩm làm đẹp da; nhất là ở phụ nữ ngoài độ tuổi 30. Vì trong yến sào chứa thành phần axit amin Threonine (2.7%) giúp da sản sinh elastine và collagen. Đây là loại axit amin thiết yếu cần có cho da, men răng và các mô liên kết.
  • Dưỡng chất Collagen và Elastine có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tái tạo tế bào da; tăng khả năng đàn hồi cho da. Hơn nữa, yến sào cũng giàu các axit amin khác sẽ giúp duy trì nét tươi trẻ và làm chậm quá trình lão hóa. Chẳng hạn như: Aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ,các mô và da.
  • Vitamin A, C, E trong tổ yến cũng có công dụng nuôi dưỡng da khỏe đẹp từ sâu bên trong. Sử dụng yến sào đều đặn còn giúp cải thiện tình trạng nám, tàn nhang và chảy xệ. Do đó, phụ nữ ngoài độ tuổi 30 nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng này để sở hữu làn da tươi trẻ, căng bóng và đều màu.

Giúp đôi mắt khỏe

  • Các nhà nghiên cứu Đại học Quốc gia Malaysia đã chứng minh rằng; yến sào có công dụng giữ cho giác mạc của mắt khỏe mạnh. Sở dĩ trong mắt, Vitamin A đóng vai trò tạo sắc tố võng mạc, điều tiết và giúp mắt nhìn rõ hơn. Thật may là trong yến sào có chứa hàm lượng lớn vitamin A để cải thiện thị lực.
  • Trong Tổ yến sào có chứa các loại chất; như Vitamin A, Vitamin C, beta caroten, lutein, selen rất cần thiết cho đôi mắt. Những chất này có khả năng bảo vệ mắt trước sự tác động của bụi bẩn bên ngoài; đồng thời giúp đội mắt thêm khỏe mạnh, giảm tình trạng bị mỏi mắt, nhức mắt bảo vệ đôi mắt bạn luôn khỏe mạnh.
  • Những người thường xuyên làm việc ngoài trời; phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hay người già có thị lực kém đều nên sử dụng yến sào; để cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng vào bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp.

Cải thiện tiêu hóa

  • Hàm lượng protein cùng các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng trong yến sào; giúp kích thích hệ tiêu hóa của người dùng.
  • Các acid amin cùng canxi, sắt bổ sung khoáng chất để cải thiện hệ miễn dịch, cho xương chắc khỏe; đồng thời nâng cao sức đề kháng.
  • Thành phần crom trong yến kích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất qua đường ruột.
  • Các acid amin quý hiếm chỉ có trong yến sào mà cơ thể không thể tự sản xuất sẽ là nguồn bổ sung dưỡng chất, bồi bổ cơ thể chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Lượng đường galactose không chứa chất béo sẽ là nguồn năng lượng bổ sung cho người dùng hoạt động mỗi ngày.
  • Dùng yến sào thường xuyên giúp bổ sung dinh dưỡng nâng cao khả năng làm việc của hệ tiêu hóa đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu kém của người bệnh lâu năm.

Phục hồi sức khỏe trước, trong và sau khi bệnh, sau sinh & sau phẫu thuật

  • Yến sào chứa 18 axit amin, trong đó có 9 loại cơ thể không tự tổng hợp như Lysine, Valine và Isoleucine. Các axit amin này giúp phục hồi, tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương sau phẫu thuật và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Ví dụ, Valine (4.12%) hỗ trợ chữa lành tế bào cơ và tạo tế bào mới; Tyrosine (3.58%) giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu.
  • Theo chuyên gia Phùng Hòa Bình – Nguyên trưởng bộ môn Dược cổ truyền – Trường đại học Dược Hà Nội; nguyên Chi hội trưởng Hội đông y Đại học Dược Hà Nội chia sẻ “Tổ yến có vị ngọt, tính bình, quy 3 kinh: phế, vị, thận. Với công dụng chủ đạo giúp bổ phế, dùng khi bị chứng bệnh mạn tính do phế hư, như lao phổi, chức năng hô hấp giảm. Ngoài ra, yến sào còn được dùng khi cơ thể chán ăn, nôn, chậm tiêu, đầy chướng bụng.
  • Ngoài ra, yến sào có tác dụng bồi bổ khí huyết, dùng khi suy nhược cơ thể; phụ nữ sau sinh hay trẻ chậm phát triển, mồ hôi nhiều. Sau khi điều trị nhiễm virus, vẫn có nguy cơ để lại những di chứng của tổn thương phổi. Khi sử dụng tổ yến có tác dụng làm giảm triệu chứng chán ăn; làm phổi nhu nhuận, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở phổi.”

Tăng cường hệ miễn dịch

  • 2,69% Threonine với chức năng thúc đẩy sự hấp thụ của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong yến sào cũng có khả năng cản trở virus cúm. Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần của yến sào có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên các thành phần chính xác thể hiện đặc tính chống ung thư trong yến sào vẫn chưa được phát hiện ở thời điểm hiện tại.

Ngăn ngừa tình trạng lão hóa

  • Nhờ thành phần threonine phong phú, yến sào có khả năng tái tạo tế bào, làm sáng và tăng độ đàn hồi cho làn da. Đặc biệt khi kết hợp với thành phần glycerin làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện các nếp nhăn, thâm sạm trên da. Nhờ đó mà yến sào được săn đón như sản phẩm làm đẹp, chống lão hóa da cho các chị em hiện nay.
  • Về thành phần dinh dưỡng, tổ yến chứa 45-55% protein; 07 loại đường glucose; 18 các acid amin cần thiết và thiết yếu khó thay thế: cystein, phenyllamin, tyrosin…; các vitamin B, C, E, PP; các muối natri, sắt, phosphor và các nguyên tố vi lượng. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy: yến sào có tác dụng tăng cường khí lực, bổ sung sinh lực, có lợi cho phổi và thận, rất tốt cho da, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích sự phân chia các tế bào của hệ miễn dịch.
  • Do đó, yến sào được cho là thuốc cải lão hoàn đồng, làm chậm quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

  • Yến sào cung cấp axit amin Leucine và canxi hỗ trợ tái tạo tế bào mô cơ và phát triển khung xương toàn diện. Qua đó giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp và loãng xương.
  • Không chỉ vậy, yến sào còn chứa glucosamine – thành phần quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương ở sụn. Giúp xương khớp hoạt động trơn tru, đẩy nhanh quá trình cải thiện xương khớp. Do đó, yến sào phù hợp với những người mắc bệnh xương khớp và người cao tuổi.
  • Yến sào có chứa estradiol. Nó là một trong những hormone của estrogen; được dùng để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, kích thích. Ngoài ra estradiol còn được sử dụng để ngăn ngừa loãng xương. Chính vì thế việc sử dụng chiết xuất của tổ yến hàng ngày có thể làm tăng sức mạnh của xương, và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.

Lợi ích của yến sào đối với từng đối tượng

Lợi ích của yến sào đối với mẹ bầu

Yến sào đem đến nguồn dinh dưỡng an toàn, lành tính và rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không chỉ giúp làm đẹp da, tăng sức đề kháng; mà yến sào có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai.

  • Giảm tình trạng thai nghén: Đây là triệu chứng thường gặp của hầu hết các bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai. Do sự thay đổi hormone dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi… Trong yến sào có chứa Leucine và Isoleucine giúp điều hòa nội tiết, giảm tình trạng thai nghén hiệu quả.
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng trong yến sào giúp cho mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt và tăng hệ miễn dịch.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng.
  • Sử dụng yến sào một cách thường xuyên giúp giảm tình trạng rạn da và phục hồi sức khỏe nhanh sau sinh.
  • Lợi ích của yến sào không chỉ tốt cho mẹ còn giúp thai nhi phát triển toàn diện, hạn chế bệnh tật hơn.

Lợi ích của yến sào đối với trẻ em

Yến sào là thực phẩm chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng; có ý nghĩa cho quá trình phòng bệnh và phát triển toàn diện ở trẻ. Cụ thể:

  • Cung cấp nguồn năng lượng tốt cho trẻ: Nhờ có lượng đường galactose không chất béo và sắt dồi dào.
  • Phát triển toàn diện: Yến sào có chứa nhiều axit amin tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Axit glutamic giúp não bộ hoàn thiện; axit proline và axit aspartic thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào; axit tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan ở trẻ.
  • Tăng cường khả năng hấp thu, thúc đẩy tiêu hóa: Nguyên tố hiếm Lysine và các thành phần khác; như khoáng chất, Cr, Sắt… Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng qua màng ruột ở trẻ. Đồng thời kích thích, thúc đẩy hệ tiêu hóa trẻ hoạt động trơn tru, giảm tình trạng táo bón.
  • Ngoài ra, lợi ích của yến sào với trẻ em còn giúp tăng cường hệ thần kinh, tạo khung xương hoàn thiện và hạn chế còi xương ở trẻ.

Lợi ích của yến sào với người cao tuổi

  • Người cao tuổi thường có tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn. Trong khi yến sào có chứa protein, Proline và axit Aspartic; thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Hàm lượng Protein cao (45-55%) nhưng không chứa chất béo. Do đó, Yến sào rất tốt cho người già có vấn đề về hệ tiêu hóa. Yến sào cũng có thể chế biến thành nhiều món, dễ ăn và kích thích ăn ngon miệng hơn.
  • Carbohydrate như Fucose và Galactose trong yến sào rất tốt cho não bộ, tăng cường trí nhớ và giúp người già minh mẫn hơn. Ngoài ra, hàm lượng sắt chiếm tới 28% trong thành phần các nguyên tố đa, vi lượng và khoáng chất; sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, máu lưu thông tốt. Từ đó hạn chế đau đầu, cải thiện trí nhớ và tinh thần tốt.
  • Phần lớn người già đều gặp vấn đề về xương khớp (đau vai, mỏi gối, đi lại khó khăn…). Canxi có trong yến sào giúp cải thiện hệ xương khớp đáng kể ở người cao tuổi. Hơn nữa, Lysine còn kích thích hấp thu canxi, N- acetylglucosamine nhanh hơn, phục hồi sụn, hạn chế thoái hóa.

Lợi ích của yến sào với người bệnh tiểu đường

  • Ổn định đường huyết: 2 thành phần là Leucine và Isoleucine trong tổ yến; có công dụng điều hòa và giữ đường huyết luôn ở trong mức cho phép. Hơn nữa, tổ yến còn sở hữu thành phần Phenylalanine – acid amin giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp hemoglobin; nhờ đó tăng cường quá trình vận chuyển oxy chất chất dinh dưỡng trong máu.
  • Tăng khả năng hoạt động của insulin: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy; tổ yến có khả năng làm giảm hiện tượng đề kháng insulin – nguyên nhân gốc rễ dẫn đến bệnh lý đái tháo đường. Đồng thời, công nhận rằng tổ yến có thể sử dụng như thực phẩm chức năng; để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin. Tổ yến làm giảm tình trạng kháng insulin, nhờ đó tăng cường hoạt động của insulin
  • Tổ yến giúp người bị tiểu đường mau lành vết thương: Ngoài ra, Aspartic acid, Proline và Threonine có trong tổ yến; có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm stress và giúp vết thương mau lành.

Lợi ích của yến sào với người mắc bệnh ung thư

  • Yến sào không chỉ hiệu quả đối với việc phòng tránh bệnh ung thư mà còn rất tốt cho người trong thời gian điều trị ung thư. Các bệnh nhân này thường trải qua quá trình điều trị đau đớn; dẫn đến mệt mỏi và không ăn uống được. Sử dụng yến sào giúp họ hấp thu dinh dưỡng, tăng cường đề kháng hiệu quả.

Protein:

Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ và các khối thịt (phần nạc) của cơ thể. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng; chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật tuyến giáp, hỗ trợ sức khỏe người bệnh khi điều trị bằng hóa chất hay xạ trị. Do đó, protein rất quan trọng đối với cơ thể; đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp cơ thể suy yếu, quá trình dị hóa tăng lên khiến khối nạc/cơ bị mất đi. Trong tổ yến chứa lượng lớn protein, lên đến 55% trọng lượng của yến (với Yến sào Yến Loan thì đạt 55-57%). Vậy nên, tổ yến là nguồn bổ sung protein tuyệt vời cho bệnh nhân.

Aspartic Acid:

Hàm lượng acid aspartic trong tổ yến khá cao chiếm tới 4,69%. Vậy người bị ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Aspartic acid là hoạt chất giúp tăng tái tạo các tế bào mô, cơ và da; bị tổn thương trong khi điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, nó còn sản sinh ra các globulin miễn dịch và các kháng thể; giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh. Từ đó, hạn chế sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư tuyến giáp.

Cysteine, Phenylalanine:

Cysteine và phenylalanine là hai acid amin thiết yếu không thể thay thế cho sức khỏe. Chúng giúp tăng cường trí nhớ nhờ tăng dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời, chúng hỗ trợ hấp thụ vitamin D từ ánh nắng, giúp canxi gắn vào xương. Nhờ đó, xương khớp khỏe hơn và giảm tác dụng phụ lên xương do xạ trị, hóa trị ung thư.

Proline:

Yến chứa lượng lớn thành phần hoạt chất proline, chiếm tới 5.27 % khối lượng của yến. Proline có tác dụng tăng cường tái tạo các tế bào da, mô và cơ bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.

Glucosamine:

Glucosamine rất phù hợp cho người nằm lâu sau phẫu thuật, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, nó hỗ trợ bệnh nhân xạ trị, khi xương khớp bị ảnh hưởng. Glucosamine giúp hồi phục sụn khớp, tăng đàn hồi, dẻo dai và bền chắc. Ngoài ra, nó bảo vệ đầu xương và khớp, ngăn ngừa thoái hóa bằng cách ức chế các men gây phá hủy sụn khớp như collagenase và stromelysin.

Tyrosine và Acid Sialic:

Tyrosine và Acid Sialic giúp phục hồi cơ thể nhanh sau nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu do ung thư. Hai chất này chiếm 8,6% trọng lượng tổ yến. Vậy, ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Câu trả lời là yến rất phù hợp cho bệnh nhân ung thư; điều trị bằng xạ trị, hóa trị, hay sau phẫu thuật.

Trên đây là toàn bộ lợi ích của yến sào mà Yến Sào HVnest muốn chia sẻ. Hy vọng bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp cho người thân, gia đình, hoặc làm quà tặng. HVnest luôn sẵn sàng đồng hành và mang đến kiến thức hữu ích.

 

——YẾN SÀO HOÀNG VIỆT——

ng Ty TNHH TM & DV Gia Hoàng Việt

Địa chỉ: 114 Dã Tượng, Vĩnh Nguyên, Nha Trang, Khánh Hoà

Hotline: 02586 547 079 – 035 730 9088

Close Giỏ hàng
Close Sản phẩm đã xem
Close
Close
Danh mục